BSCKI Trần Ngọc Lưu - Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 - cho biết mỗi năm, bệnh viện đều ghi nhận các ca mắc bệnh rải rác. Tuy nhiên năm nay, số ca mắc và nhập viện vì ho gà cao hơn các năm trước, trong đó nhiều ca chuyển nặng.
Báo cáo của Bệnh viện Nhi đồng 2 cho thấy, khoảng 1/3 trường hợp ho gà cần thở oxy canuala; hơn 1/4 trường hợp có chẩn đoán kèm với viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản phổi, trào ngược dạ dày thực quản. Hiện chưa ghi nhận mối liên hệ dịch tễ giữa các ca bệnh này.
Theo bác sĩ Lưu, năm nay tỷ lệ trẻ mắc ho gà tăng cao có thể do khoảng trống miễn dịch. Một số trẻ lớn và người lớn không được tiêm nhắc lại có thể mắc bệnh, lây lan cho các trẻ nhỏ chưa được tiêm ngừa.
Trước tình hình gia tăng số ca mắc, Sở Y tế đã tăng cường các hoạt động truyền thông về cách phòng bệnh ho gà, lịch tiêm chủng vắc xin cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai; tăng cường hoạt động tiêm chủng thường xuyên, tiêm bù. Các quận huyện rà soát mời tiêm đối với những trẻ chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây qua đường hô hấp, thường xảy ra ở trẻ em. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ chủ yếu bị lây nhiễm từ mẹ hoặc người chăm sóc trong nhà.
Nếu xảy ra dịch ho gà, bệnh thường diễn biến nặng, dễ tử vong do bị bội nhiễm gây biến chứng viêm phổi, viêm phế quản phổi, nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi và trẻ suy dinh dưỡng. Dịch có tính chu kỳ khoảng 3-5 năm.
Lịch tiêm vắc xin ho gà cho trẻ như sau: Mũi 1: Khi trẻ được 2 tháng tuổi; Mũi 2: Trẻ được 3 tháng tuổi; Mũi 3: Trẻ 4 tháng tuổi; Mũi 4: Tiêm nhắc lại khi trẻ được 18 tháng tuổi.
Với những trẻ chưa đủ tuổi tiêm chủng, miễn dịch thụ động được thừa hưởng từ mẹ (kháng thể của mẹ truyền qua nhau thai) là rất cần thiết. Tiêm chủng vắc xin có thành phần ho gà cho mẹ thời kỳ mang thai giúp bảo vệ người mẹ khỏi bị nhiễm và lây bệnh cho con, đồng thời cung cấp kháng thể phòng bệnh bảo vệ trẻ những tháng đầu đời khi chưa đến tuổi tiêm chủng hoặc tiêm chưa đủ.
" alt=""/>Số ca mắc ho gà tăng mạnh ở TPHCM, 40% là trẻ dưới 2 tháng tuổiKhi có con gái, cùng khối lượng công việc bận rộn, mỗi năm chị Trang chỉ sắp xếp được 2-3 chuyến đi. Chị kể, năm Tú Uyên được 4 tuổi, hai mẹ còn đã đặt chân đến các tỉnh như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Ninh Bình, Hà Nội. Đó cũng là lần đầu tiên du lịch tới vùng đất phía Bắc của cô con gái đầu lòng.
Chuyến đi Tây Bắc vừa qua được chị Trang lên kế hoạch từ rất lâu, tốn gần 8 tháng để tìm hiểu và chuẩn bị. Từ quê nhà ở Đăk Nông, chị và con gái tới Hà Nội bằng máy bay sau đó thuê xe máy trải nghiệm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái.
![]() | ![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Hành trình khám phá Tây Bắc của hai mẹ con chị Trang kéo dài 13 ngày, từ 30/1 đến 12/2 với tổng quãng đường là 5.650km, đi qua 6 tỉnh thành.
Chị Trang chia sẻ: “Hai mẹ con mình đều say xe ô tô nên lựa chọn di chuyển bằng xe máy, một phần vì đi xe máy cũng được tận hưởng trọn vẹn không khí nơi đây. Trước mỗi chuyến đi, mình đều chọn riêng một hướng dẫn viên đồng hành suốt hành trình của hai mẹ con”.
Phần lớn, các chuyến đi của chị Trang đều dài ngày nên ưu tiên hướng dẫn viên chuyên nghiệp và đáng tin tưởng. Trong hành trình đến Tây Bắc lần này, may mắn hai mẹ con đã gặp được một hướng dẫn viên nhiệt tình và có nhiều kinh nghiệm.
Công việc riêng được chị Thanh Trang chủ động sắp xếp giao cho quản lý, đồng thời liên hệ cô giáo xin phép cho bé Tú Uyên nghỉ học dài ngày để thực hiện chuyến đi cùng mẹ. “Bé học lớp lá mầm non nên trong lúc đi du lịch, cô giáo vẫn gửi bài tập để bé tập viết. Khi quay về, việc học tập của con cũng không bị ảnh hưởng”, chị Trang cho biết.
Người mẹ trẻ tiết lộ, chị lo lắng nhất là vấn đề thời tiết. Trước khi đi, chị đã tìm hiểu những nơi dự định sẽ qua, sau đó mới lên kế hoạch. "Dù đam mê du lịch đến mấy, tôi cũng phải đặt sức khỏe của con lên đầu", chị nói.
Dọc hành trình khám phá Tây Bắc, hai mẹ con đã đi qua đập thủy điện, đèo Đá Trắng ở Hòa Bình, trải nghiệm cung đường chữ S Vân Hồ, đến cửa khẩu Lóng Sập, cột mốc biên giới Việt - Lào, chụp ảnh ở cánh đồng hoa cải, vườn mận, ghé thăm Hang Táu và thác Nàng Tiên ở Mộc Châu.
![]() | ![]() | ![]() |
Trong 13 ngày, đặt chân tới 6 tỉnh Tây Bắc, chị Thanh Trang và cô con gái nhỏ cũng gặp phải một số khó khăn nhất định. Ngày đi từ Mường Nhé về Mường Lay (Điện Biên), chị Trang và hướng dẫn viên lựa chọn đi tắt theo đường của người dân chỉ. Tuy nhiên lại gặp phải quãng đường xấu với nhiều đá dăm, trời tối nhanh khiến ai nấy đều mệt mỏi và sợ hãi.
Lúc đó, chị đã nghĩ đến phương án xin ngủ nhờ lại nhà dân do điện thoại sắp hết pin, mất sóng và không có mạng internet. Nhưng khi đi thêm khoảng 5km, điện thoại có sóng trở lại, chị Trang tra được bản đồ ra đường lớn và gặp được công an, giúp chỉ đường về Mường Lay.
Đến giờ khi nhớ lại, chị coi đó là một trải nghiệm đáng nhớ bên cạnh những hình ảnh tuyệt vời về cảnh đẹp và cung đường hùng vĩ, hoang sơ của vùng đất nơi đây.
“Kỉ niệm nhớ nhất của mình trong chuyến đi này là đoạn đường lên rừng trúc Mù Cang Chải. Chưa bao giờ mình đi cung đường nhỏ đến vậy, chỉ vừa một bánh xe máy, dốc dựng đứng nên một số đoạn phải đi bộ chứ không dám ngồi xe”, bà mẹ Đắk Nông kể.
Chị Thanh Trang cho hay, có con nhỏ đồng hành nên đồ đạc cũng lỉnh kỉnh hơn, đặc biệt là phải mang theo các loại thuốc như hạ sốt, dị ứng, tiêu chảy, thuốc say xe, vitamin bổ sung cho bé. Ngoài ra, chị cũng lên lịch trình phù hợp với bé để đảm bảo sức khỏe cho con.
Theo chị Trang, tổng chi phí cho chuyến đi là khá tốn kém, bao gồm vé xe khách, máy bay, tour, chi tiêu phát sinh lên đến khoảng 30 triệu đồng. Tuy nhiên, con số này hoàn toàn xứng đáng với những trải nghiệm tuyệt vời mà hai mẹ con có được trong những ngày khám phá Tây Bắc.
![]() | ![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Sau chuyến đi hai mẹ con có thêm nhiều tấm hình đẹp và khoảnh khắc vui vẻ, thú vị. Đặc biệt là chị đã giúp con gái biết đến nhiều nơi, trải nghiệm văn hoá khác nhau. Bé Tú Uyên cũng trở nên tự lập và tự tin hơn, không mè nheo trong suốt hành trình.
Gia đình chị cũng ủng hộ chuyến đi dài 5.650km của chị và bé Tú Uyên. hai mẹ con. Tuy nhiên, khi chia sẻ lên mạng xã hội, người mẹ 30 tuổi cũng nhận phải nhiều ý kiến trái chiều. Trên cương vị là một người mẹ, chị Trang khẳng định bản thân hiểu thể trạng sức khoẻ, tính cách và sở thích của bé. Chị thừa nhận có sợ nguy hiểm nên mới chọn đi cùng hướng dẫn viên và tìm hiểu kỹ các điểm muốn đi.
Thời gian tới, chị Thanh Trang mong muốn được đi cùng con tới khám phá các tỉnh miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Hội An, Quảng Bình…
Ảnh: Song Nguyễn